Giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 theo cách của chuyên gia tâm lý
Huỳnh Thanh Thanh
Th 5 03/06/2021
Ở tuổi lên 3 - giai đoạn thường diễn ra với những thay đổi về tâm lý và thể chất, khiến nhiều cha mẹ cảm thấy bối rối không biết nên xử lý ra sao với những thay đổi này. Vậy khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ diễn ra như thế nào? Ba mẹ nên làm gì để có thể giúp bé vượt qua giai đoạn này? Hãy cùng HI PENCIL STORE tìm hiểu về “tuổi khủng hoảng” này của bé nhé.
Hiểu về khủng hoảng tuổi lên 3
Những thay đổi về mặt tâm sinh lý của bé thường xảy ra theo một quy trình cụ thể không thể hiện ra bên ngoài: Bé tự nghĩ, cảm giác, chú ý để hiểu về những điều xung quanh và bản thân mình. Với khủng hoảng tuổi lên 3 cũng vậy, đây chính là hiện tượng tự nhiên trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ nhỏ, tình trạng khủng hoảng thường kéo dài từ nửa sau của tuổi lên 3 đến nửa đầu của tuổi lên 4 với mức độ và cường độ khác nhau.
Ở lứa tuổi lên 3 này, bé phát triển mạnh về nhận thức, quan sát, và cũng thường bắt chước người lớn, trải nghiệm nhu cầu giao tiếp. Khả năng suy nghĩ của trẻ lúc này cũng phát triển, bé muốn nói cho ba mẹ hiểu nhưng do khả năng diễn đạt chưa được tốt nên đôi khi gây mâu thuẫn.
Khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ chứng tỏ bé phát triển bình thường về mặt tâm lý
Lúc này, có thể bé nhận ra bản thân mình là một cá thể khác biệt với người khác, bé sẽ tự chủ hơn, đòi tự lập, tự làm và không cần tới sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Những hành động “khác lạ” của bé trong giai đoạn này có lẽ ba mẹ chưa chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận, vì vậy dẫn tới mâu thuẫn giữa ba mẹ và bé.
Hơn nữa, khả năng cảm xúc của bé cũng dẫn phát triển, ngoài vui buồn thì bé còn thấy tự hào, xấu hổ, đồng cảm,… nên sẽ có lúc ba mẹ thấy bất ngờ về những phản ứng kỳ lạ của bé, không đáng yêu như trước nữa. Tuy nhiên, những điều này lại là khá bình thường và được các chuyên gia gọi là “Khủng hoảng tuổi lên 3”.
>>> Xem thêm: Làm Sao Nhận Biết Được Trẻ Hướng Nội Hay Hướng Ngoại?
Những dấu hiệu cho thấy bé đang rơi vào khủng hoảng tuổi lên 3
Theo nhà tâm lý học người Nga, ông Lev Vygotsky đã đưa ra những biểu hiện, dấu hiệu cơ bản nhất ở bé khi bước vào tuổi khủng hoảng này như sau:
- Tiêu cực: Bé có biểu hiện không chịu làm một số yêu cầu của ba mẹ, người lớn trong nhà.
- Bướng bỉnh: Bé nhà bạn kiên quyết nghiêng về phía sự thỏa mãn đòi hỏi của bản thân mình, sự quyết định của bé. Khăng khăng làm theo ý mình, đòi hỏi thứ gì đó.
- Ngang ngạnh: Bé tỏ ra phản kháng, chống lại các nội quy, quy định, các chuẩn mực của gia đình, ba mẹ đặt ra.
- Tự tiện: Tự ý, hay tự mình làm một việc gì đó mà không xin phép ba mẹ hay người lớn trong nhà. Đây là xu hướng giải thoát khỏi người lớn, bé muốn tự mình làm điều đó, phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở các giai đoạn khủng hoảng khác.
- Vô lễ với người lớn: Nói chuyện với người lớn một cách hỗn láo, hoặc sử dụng bạo lực như đập phá đồ đạc, đánh lại ba mẹ, anh/chị/em trong nhà….
- Chống đối - nổi loạn: Hiện tượng này sẽ xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên của bé với ba mẹ, tất cả hành vi của bé đều thể hiện sự chống đối, dường như bé luôn nằm trong trạng thái “gây chiến” với những người xung quanh.
- Chuyên quyền: Bắt ba mẹ, hay người xung quanh làm những gì mà bé yêu cầu.
Bé bướng bỉnh, ngang ngạnh là một trong những biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3
Trên đây là những biểu hiện của khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 của con mà ba mẹ đánh giá là “ngỗ ngược, khó bảo”, nhưng nó chứng tỏ một sự phát triển bình thường và khỏe mạnh về tâm lý ở bé.
>>> Xem thêm: Vì Sao Con Bám Víu Ba Mẹ? Tuyệt Chiêu Chữa “Bệnh” Bé Bám Cha Mẹ
Ba mẹ nên làm gì để giúp bé vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3?
Thật ra, khủng hoảng tuổi lên 3 là cơ hội để ba mẹ điều chỉnh cách dạy dỗ bé nhà mình, giúp bé hình thành nền tảng nhân cách lành mạnh. Các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng: Tính tự lập và tích cực của bé đòi hỏi người lớn phải thay đổi hệ thống nhìn nhận và xử sự với bé.
Học cách lắng nghe con
Ở tuổi này, bé bắt đầu xuất hiện tự ý thức, bé ý thức được mình là một người riêng biệt, khác với những người xung quanh, và có những ý muống riêng biệt so với những người xung quanh. Bé bắt đầu nhận ra “cái tôi” của mình, nhận biết được tên của mình và đồng nhất cái tên đó với bản thân bé do vậy, để giáo dục bé, ba mẹ nên dành thời gian trò chuyện với bé để hiểu mong muốn của bé.
Ba mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe, khi kể chuyện nên sử dụng tên bé đặt cho nhân vật trong chuyện, lồng vào đó những đức tính tốt muốn ở bé để khuyên bảo bé một cách nhẹ nhàng và khéo léo.
Giải thích và gợi ý cho bé lựa chọn
Một đứa trẻ đang bước vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ không hiểu được vì sao mình phải ngừng làm những hành động mà bản thân đang cảm thấy hài lòng. Thay vì việc quát mắng, phạt thì hãy là người giải thích cho bé hiểu hành vi của bé ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
Hãy giải thích cho bé hiểu thay vì quát mắng và đưa ra những gợi ý cho bé lựa chọn
Trong trường hợp nếu bé không chịu làm hoặc ngừng làm một hành động nào đó, vấn đề sẽ nằm ở sự kiểm soát của bố mẹ. Nếu bé đã quen với việc mình chỉ cần khóc đã có tất cả mọi thứ, ba mẹ hãy đưa ra giải pháp cứng rắn để khắc phục điều này cho bé.
Nếu bé tỏ ý muốn chơi đồ chơi, ba mẹ cũng hãy cho bé lựa chọn nhưng hãy giới hạn trong khuôn khổ, gợi ý cho bé những món đồ mà bé có thể chọn, kiên quyết nói không cho dù bé tỏ ra muốn được chọn thêm.
Bình tĩnh và làm gương cho bé
Ở tuổi này, sự bướng bỉnh, lì lợm,… của bé khiến mẹ vô cùng tức giận, nhưng dù thế nào đi nữa, mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh với con. Vì ở giai đoạn này cũng là giai đoạn bé thường quan sát, và học theo mọi thứ mà người lớn thực hiện hoặc nói. Nên hãy cố gắng trở thành hình mẫu tốt đẹp để bé có thể học tập và làm theo mẹ nhé.
>>> Xem thêm: Mách Mẹ Những Cách Giúp Bé Hạn Chế Sử Dụng Thiết Bị Điện Tử Hiệu Quả Nhất
Học cách ôm con và nói nhỏ nhẹ
Theo TS Đinh Thị Kim Thoa, chuyên gia tâm lý tường mầm non Hoàng Gia cho rằng: “Các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, đừng bị kích động rồi chính mình lại bực tức và rồi dồn sang con, vòng luẩn quẩn này làm cho cả gia đình căng thẳng, không kiểm soát được cảm xúc.”
Trong trường hợp bé khó chịu, hay ăn vạ vì không đạt được mục đích nếu bé quá khích, hãy ôm chặt bé vào lòng và nói nhỏ lại, nếu bé có ý muốn thỏa đáng thì ba mẹ nên đồng tình và cho bé thực hiện, trong trường hợp bé có những đòi hỏi quá đáng, ba mẹ cần tỏ thái độ kiên quyết không đáp ứng sau khi giải thích cho bé hiểu vì sao ba mẹ không chấp nhận ý muốn của bé.
Ba mẹ hãy học cách ôm con, nói nhỏ nhẹ giải thích cho bé điều bé đang muốn là sai
Chơi đùa, làm bạn và tìm hiểu nhiều hơn về bé
Sự phát triển các hoạt động với đồ chơi sẽ giúp bé có khả năng tự mình kiểm soát cảm xúc mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Bé sẽ có khả năng phục vụ bản thân trong một số trường hợp đơn giản, nhiều bậc cha mẹ, ông bà lo lắng trẻ chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân, hay làm sai nên thường tự mình chăm sóc theo ý mình. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, hãy đối với bé như một người bạn, tìm hiểu về bé, khuyến khích bé thực hiện theo ý mình hơn là việc làm thay con.
Ba mẹ hãy tạo cho bé cơ hội để bé tự chủ, hãy tin tưởng vào khả năng của bé, không làm thay bé mà hãy quan tâm hướng dẫn bé kịp thời để tránh hình thành những thói quen xấu. Chơi cùng bé hàng ngày, để cùng đồng hành trong những chặng đường phát triển của trẻ, tạo nhiều cơ hội cho bé hoạt động là điều tốt nhất ba mẹ có thể làm để giúp bé phát triển.
Những lời khuyên từ chuyên gia tâm lý
Theo các chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất mà ba mẹ có thể giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 này đó là tạo điều kiện cho bé vui chơi thật nhiều. Với những lời khuyên mà ba mẹ có thể tham khảo:
Chơi cùng con là cách tốt nhất để hiểu con và cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3
- Nếu ý muốn của bé là đúng thì ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé thực hiện được mong muốn của mình, khuyến khích bé thực hiện và giúp đỡ bé khi bé cần đến mình.
- Hình thành tính độc lập, tự chủ tích cực cho bé bằng việc để bé thực hiện tự chăm sóc bản thân mình.
- Nếu bé có những đòi hỏi quá đáng, ba mẹ cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý bé để bé có thể nhận ra và điều chỉnh được đòi hỏi của mình.
- Nếu bé ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng bằng cách thu hút bé tham gia các hoạt động khác.
- Khi cần xử phạt thì không nên đánh mắng, quát lớn.
- Ba mẹ có thể cùng chơi với bé bằng các trò chơi: Cho bé chăm sóc búp bê, thay tã cho búp bê, bé trai có thể cho bé chơi làm người bảo trì xe, hay phụ giúp ba mẹ những việc nhẹ trong nhà,… ba mẹ cũng đừng “tiết kiệm” lời khen ngợi khi bé hoàn thành công việc của mình nhé. Vì khi được ba mẹ khen thì bé cảm thấy rất hãnh diện và tự hào đấy.
>>> Xem thêm: Đồ Chơi Sáng Tạo Cho Bé Giúp Bé Thông Minh Hơn Mỗi Ngày
Hãy cùng bé để vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3, đây có thể sẽ là một mốc phát triển đáng sợ với nhiều bậc cha mẹ nhưng dù thế nào thì vẫn cần phải kiên nhẫn chịu đựng, không được mềm lòng trước đòi hỏi vô lý của bé. Đồng hành với các giai đoạn “khủng hoảng” ở các lứa tuổi của các bé HI PENCIL STORE có rất nhiều các sản phẩm đồ chơi để tạo được các đức tính, thói quen tốt giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn này.
Hãy liên hệ với HI PENCIL để được tư vấn về các sản phẩm đồ chơi trong giai đoạn từ 3-4 tuổi mẹ nhé.
{{https://www.hipencilstore.com/collections/do-choi-giao-tri}}
Một số thông tin hữu ích bạn cần tham khảo:
Có bình luận trên bài viết “Giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 theo cách của chuyên gia tâm lý”