Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ - Chứng bệnh nguy hiểm ba mẹ cần biết

Huỳnh Thanh Thanh Th 6 11/06/2021

Trẻ con luôn hiếu động, tuy nhiên điều quan trọng là hiếu động ở mức nào được coi là bình thường, còn ở mức nào được coi là tăng động giảm chú ý. Và vì sao trẻ tăng động, hội chứng này có nguy hiểm không? Để ba mẹ có thể hiểu rõ hơn về rối loạn này ở trẻ hãy cùng HI PENCIL tìm hiểu những thông tin hữu ích trong nội dung dưới đây.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý được viết tắt là ADHD đây là hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. Có 3 dạng tăng động chủ yếu là:

  • Giảm chú ý.
  • Tăng động/bốc đồng.
  • Kết hợp cả hai dạng trên.

Nhìn chung, đây là loạt các rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh, bé mất tập trung, khó kiểm soát hành động của bản thân, thường xuyên phân khích, không thể ngồi yên một chỗ. ADHD ảnh hướng đến khoảng 5-11% trẻ em trong độ tuổi đi học, tỉ lệ gặp tăng động ở bé trai cao hơn bé gái khoảng 2 lần, tỷ lệ này cũng khác nhau theo từng dụng.

Tăng động/bốc đồng chủ yếu thường gặp ở bé trai cao gấp 2-9 lần so với bé gái, dạng giảm chú ý xảy ra với tỷ lệ bằng nhau ở cả 2 giới, và ADHD cũng có tính gia đình.

>>> Xem thêm: Vì Sao Con Bám Víu Ba Mẹ? Tuyệt Chiêu Chữa “Bệnh” Bé Bám Cha Mẹ

Chứng tăng động giảm chú ý là loạt các rối loạn tâm thần, bé bị mắc chứng này sẽ mất tập trung, khó kiểm soát hoạt động

Biểu hiện của trẻ bị tăng động

Nếu chú ý, ba mẹ sẽ nhận thấy bé tăng động thường có một số hiểu hiện riêng biệt và khác hoàn toàn so với những đứa trẻ hiếu động thông thường. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình bạn có thể tham khảo:

Hiếu động quá mức

Dấu hiệu đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất đó là bé hiếu động, nghịch ngợm quá mức, bé có thể nghịch ở mọi nơi, mọi lúc, không lúc nào dừng. Bé sẽ có cảm giác khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ, thích chạy nhảy, vận động khắp nơi mà không cảm thấy mệt, phần lớn trẻ tăng động sẽ không ngồi yên mà cựa quậy, quay ngang, quay dọc, làm ồn gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Không tập trung chú ý 

Một dấu hiệu nữa đó là bé thiếu tập trung, lơ là, lơ đãng, không chú ý những gì đang diễn ra xung quanh. Ngay cả khi nói chuyện với ba mẹ, thầy cô, bạn bè không nhìn thẳng người đối diện mà nhìn  ra chỗ khác, thường không nhớ chủ đề của cuộc nói chuyện.

Cụ thể việc không chú ý sẽ thể hiện như sau:

  • Bé gặp khó khăn trong việc lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc thực hiện một nhiệm vụ gì đó trọn vẹn.
  • Bé thích nhiều thứ nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Bé không đủ kiên trì để theo đuổi một việc làm nào đó, hoặc thường bỏ dở, quên việc đang làm.
  • Rất dễ bị phân tâm dù chỉ là tiếng động nhỏ hay một đồ vật đặt trước mặt cũng khiến bé lơ là không để ý việc chính.
  • Bé dễ nổi nóng, cáu giận

Biểu hiện này giống với trẻ tự kỷ, tuy nhiên trẻ tăng động cũng rất dễ cáu giận, nổi nóng vô cớ, khó kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Bởi vậy, bé thường giận hờn, cáu gắt dẫn tới đánh nhau với bạn bè hay chính người thân trong gia đình mình. Điều này, nếu bé sống trong tập thể sẽ rất dễ bị cô lập, xa lánh và không có bạn bè bên cạnh.

Bé hấp tấp, dễ nổi nóng, cáu giận là biểu hiện của chứng ADHD

Bé hấp tấp, vội vàng, hậu đậu, mất kiên nhẫn

Một trong những dấu hiệu tiếp theo của triệu chứng tăng động giảm chú ý đó là tính hậu đậu, hấp tấp, vội vàng, bất cẩn, không quan tâm tới hậu quả của việc mình làm, bé rất khó chờ tới lượt mình, thường trả lời ngay khi người khác chưa hỏi xong hoặc phá đám khi các bạn chơi đùa.

Sự vội vàng, hấp tấp của bé cũng khiến bé mắc nhiều lỗi trong quá trình học tập, hoặc trong khi thực hiện những công việc của mình dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn bị sai. Điều này không có nghĩa là bé lười biếng hay kém thông minh.

>>> Xem thêm: Những Bí Quyết Giúp Bố Mẹ Kết Nối Với Con Hiệu Quả Nhất

Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tăng động giảm chú ý không có nguyên nhân cụ thể, các nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm các yếu tố:

  • Yếu tố di truyền, sinh hóa, hệ thần kinh vận động - cảm giác, sinh lý và các yếu tố hành vi. Ví dụ mẹ hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong quá trình mang thai.
  • Tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường như sử dụng nhiều chất phụ gia thực phẩm, chì, tiếp xúc với những môi trường có nhiều tiếng ồn,…
  • Mẹ sinh non thiếu tháng, cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg.
  • Chấn thương đầu, ngã, chấn thương não.
  • Rối loạn hoạt động của hệ thần kinh do sự thiếu hụt các chất.

Hậu quả của chứng tăng động giảm chú ý

Ảnh hưởng kết quả học tập

Bé bị ADHD tuy không ảnh hưởng tới trí thông minh, nhưng sự giảm tập trung , chú ý lại là nguyên nhân dẫn tới việc bé học sa sút, khó khăn trong vấn đề tiếp nhận thông tin, nhận thức của trẻ. Theo nghiên cứu, có khoảng  20% bé rối loạn tăng động gặp phải các vấn đề về đọc, và 60% số trẻ gặp phải các vấn đề về chữ viết. Ở hầu hết các trẻ bị ADHD một số kỹ năng bị mất đi ở trường học vì giảm tập trung như quên các chi tiết và hấp tấp trả lời mà không suy nghĩ.

Bé bị mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập

Dễ bị thay đổi tính cách và những mối quan hệ xã hội

Đối với trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, khi lớn lên tính cách bé thường hung hăng, bồng bột, thiếu suy nghĩ, và suy nghĩ tiêu cực về bản thân cũng như gia đình, xã hội, các mối quan hệ xung quanh bé. Bởi vậy, bé mắc chứng này thường trong trường, lớp hoặc ở trong xóm thường không có mối quan hệ tốt, đồng thời có nguy cơ cao thực hiện các hành vi phạm pháp.

Lạm dụng chất gây nghiện

Trong một nghiên cứu của Hoa Kỳ thì có tới 20% bé ở độ tuổi 11 mắc chứng tăng động giảm chú ý đã thử qua thuốc lá, rượu bia hoặc cả 2. Người ta nhận thấy rằng trẻ thường có xu hướng sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá khi mắc ADHD.

Phân biệt giữa tăng động và hiếu động

Bệnh tăng động giảm chú ý ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với các biểu hiện khác nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của bé. Vì vậy, ba mẹ nên phân biệt giữa tăng động và hiếu động để có giải pháp tốt nhất cho bé:

Tiêu chí

Hiếu Động

Tăng động

Khái niệm

Là một trong những đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi.

Là một dạng rối loạn do bất thường ở não, hoặc nhằm thích ứng với sự phát triển của xã hội.

Độ tuổi mắc phải

Xuất hiện khi bé mới biết đi, đặc biệt trong những năm đầu khi học tiểu học, bé sẽ thay đổi khi áp dụng các phương pháp giáo dục, phát triển nhận thức và dần lớn lớn

Xuất hiện chủ yếu ở trẻ trong giai đoạn 3-11 tuổi, có xu hướng kéo dài.

Hành vi

  • Chỉ nghịch ở nhà và những nơi quen thuộc của bé.
  • Có thể ngồi yên trong khoảng 10-15 phút.
  • Bé biết nghe lời khi được nhắc nhở.
  • Nói nhiều nhưng tùy lúc.
  • Ít chen ngang vào công việc và công chuyện của người khác.
  • Bé biết chờ đợi khi được nhắc nhở.
  • Hoạt động liên tục, đứng ngồi không yên.
  • Thường di chuyển chạy, leo trèo trong các tình huống không thích hợp.
  • Bé thường rời khỏi chỗ trong các tình huống cần ngồi yên.
  • Không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động một cách trật tự.
  • Hậu đậu, nhanh nhảu trả lời trước khi nghe câu hỏi.
  • Ngắt lời, xen vô đến vấn đề của người khác.

Khi nhắc nhở điều chỉnh hành vi

Hoàn toàn ổn định về tâm lý khi bé lớn lên.

Phải can thiệp thời gian dài về tâm lý và y học.

Ba mẹ cần phân biệt giữa hiếu động và tăng động để có phương pháp thích hợp với bé

Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ

Theo y học thì phương pháp điều trị cho chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ là:

  • Liệu pháp hành vi
  • Điều trị bằng thuốc, thông thường với các thuốc hướng tâm.

Các nghiên cứu về chứng tăng động giảm chú ý đã chỉ ra rằng nếu chỉ có liệu pháp hành vi thì hiệu quả sẽ ít hơn khi điều trị cùng với thuốc cho trẻ tới trường. Nhưng nếu kết hợp hai liệu pháp trên sẽ cho kết quả tốt hơn.

Về liệu pháp hành vi ba mẹ có thể chú ý cho bé:

  • Hành vi trên lớp học thường được cải thiện bằng cách kiểm soát tiếng ồn, kích thích thị giác, ba mẹ nên kết hợp với thầy cô để giao bài tập có độ dài thích hợp, thay đổi và gần gũi với bé hơn.
  • Khi ở nhà, ba mẹ nên tìm các món đồ chơi hỗ trợ chuyên môn và đào tạo về các kỹ năng, để việc quản lý hành vi của bé được tăng cường, có hiệu quả cần khuyến khích và thưởng cho bé. Trẻ em bị ADHD ở dạng tăng động chủ yếu cần sự giúp đỡ của gia đình, ba mẹ có thể tham khảo các món đồ chơi sau để rèn luyện kỹ năng cho trẻ:

Trò chơi ghép hình xếp hình rèn luyện tính kiên trì 

Tính kiên trì không phải tự nhiên mà có, nó đòi hỏi quá trình rèn luyện lâu dài từ khi còn là một đứa nhỏ. Nhất là với những bé mắc chứng tăng động giảm chú ý thì việc càng trở nên khó khăn hơn, những sản phẩm đồ chơi lắp ghép là những trò chơi hữu ích nhất cho bé để rèn luyện tính kiên trì.

{{https://www.hipencilstore.com/products/bo-xep-hinh-vong-quanh-the-gioi-chau-my-hien-dai}}

Ba mẹ hãy cùng bé hoàn thành  Bộ Xếp Hình Vòng Quanh Thế GIới – Châu Mỹ Hiện Đại để đồng hành giúp bé vượt qua khó khăn

>>> Xem thêm: Đồ Chơi Sáng Tạo Cho Bé Giúp Bé Thông Minh Hơn Mỗi Ngày

Trò chơi xếp hình Puzzle - Bộ Xếp Hình Vòng Quanh Thế Giới – Châu Mỹ Hiện Đại bé sẽ khó mà hoàn thành trong một hay hai lần chơi đầu tiên và thường tốn rất nhiều thời gian để xếp thành một khối hình hoàn chỉnh. Để giúp bé có thể hoàn thành, ba mẹ hãy cùng chơi với bé, giúp bé nhẫn nại, kiên trì hơn và gợi ý cho bé khi bé gặp vấn đề, như vậy qua nhiều lần chơi bé sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

{{https://www.hipencilstore.com/products/lego-city-cuoc-truy-duoi-vuot-dia-hinh}}

Món đồ chơi Lego cuộc truy đuổi vượt địa hình giúp bé cải thiện tính kiên trì, nhẫn nại

Hay món đồ chơi Lego cuộc truy đuổi vượt địa hình này vừa thử thách trí thông minh sáng tạo khi phải lắp ghép đúng, bé cũng phải kiên trì để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi hoàn thành, chắc chắn bé không chỉ vui vì đã xếp thành công mà còn học hỏi được nhiều điều và sự kiên trì, nhẫn nại đấy.

Đồ chơi âm nhạc

{{https://www.hipencilstore.com/products/dan-piano-robot-1}}

Đồ chơi đàn piano giúp bé rèn luyện được khả năng chú tâm vào một vấn đề nào đó

Cho bé chơi những món đồ chơi âm nhạc là cách tuyệt vời giúp con thể hiện bản thân, kiến bé tự tin hơn, hơn nữa tiếng nhạc phát ra cũng giúp rèn luyện sự chú ý cho bé. Ba mẹ cũng có thể chơi cùng con để gắn kết tình cảm gia đình giữa ba mẹ và con cái, đồng thời cũng cải thiện được kỹ năng xã hội mà trẻ yếu kém. Qua các món đồ chơi nhạc cụ, ba mẹ định hướng được hành vi, cảm xúc của bé, giúp bé học cách kết nối với mọi người xung quanh.

Trò chơi câu cá

{{https://www.hipencilstore.com/products/bo-cau-ca-vui-ve}}

Với bộ đồ chơi câu cá chữ nhật lớn này sẽ thật buồn nếu bé chỉ chơi một mình, mọi thứ sẽ vui hơn khi có ba mẹ hay bạn bè cùng tham gia

Đầu tiên ba mẹ nên khuyến khích con học cách câu cá, sau đó từng bước đưa ra những yêu cầu với mức độ tăng dần như: Thi xem ai là người câu được 5 con đầu tiên? Thi xem ai câu được nhiều cá hơn trong 10 phút. Những món đồ chơi câu cá này sẽ giúp bé rèn luyện được sự kiên trì, nhẫn nại.

>>> Xem thêm: TOP Những Bộ Đồ Chơi Câu Cá Giúp Bé Khéo Léo Và Thông Minh

Điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ đó là hành trình đầy gian lao mà ba mẹ phải cùng bé đồng hành để vượt qua. Ngoài việc sử dụng các biện pháp trị liệu của bác sĩ thì trong sinh hoạt hàng ngày ba mẹ cũng nên tạo một môi trường tốt để bé học hỏi kỹ năng, cải thiện hành vi của mình qua các món đồ chơi. 

Để tìm hiểu thêm về những trò chơi giúp bé tăng động cải thiện hành vi, nâng cao sự tập trung, chú ý tốt hơn, hãy liên hệ ngay với HI PENCIL STORE để được tư vấn lựa chọn những sản phẩm thích hợp nhất, tất cả các sản phẩm tại đây đều có xuất xứ rõ ràng, có giấy tờ nhập khẩu đầy đủ vì vậy các bậc phụ huynh hãy an tâm khi có HI PENCIL đồng hành.

{{https://www.hipencilstore.com/collections/do-choi-tri-tue}}

Một số thông tin hữu ích bạn cần biết:

bình luận trên bài viết “Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ - Chứng bệnh nguy hiểm ba mẹ cần biết

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM