Xử lý như thế nào khi trẻ ném đồ ăn? Những nguyên nhân làm trẻ ném đồ ăn khiến bạn bất ngờ
Huỳnh Thanh Thanh
Th 6 23/07/2021
Từ giai đoạn 6 tháng tuổi đến khoảng 2 tuổi, trẻ em rất hứng thú với việc ném đồ. Hoạt động này giúp bé phát triển kỹ năng xòe ngón tay và cầm nắm đồ vật bằng bàn tay. Tuy nhiên, đây chính là khởi đầu cho cuộc chiến giữa bé và đồ ăn, khi mà bé rất thích thú với việc ném thức ăn xuống đất. Dù thế thì bố mẹ cũng đừng lo lắng, đó chỉ là một giai đoạn mà bé nào cũng trải qua trong quá trình phát triển mà thôi. Ở độ tuổi này, thức ăn chỉ là một trong những thứ mà bé tò mò và muốn khám phá.Thế nhưng việc bé cứ ném đồ ăn sẽ gây ra phiền phức vì bạn phải lau dọn và chuẩn bị lại các món ăn sau đó. Vậy có cách nào để xử lý khi trẻ ném đồ ăn không? Hãy cùng tham khảo một số phương pháp sau đây cùng Hi Pencil Store nhé.
Cho bé ăn luôn là nỗi lo của ba mẹ, nhất là ba mẹ trẻ.
Vì sao trẻ ném đồ ăn?
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, trẻ em ở từ khoảng 6-9 tháng tuổi, hành động của bé chưa hoàn toàn tự chủ. Bé vẫn đang học cách để phối hợp tay, chân với các hành động như ném và đá các đồ vật xung quanh và thức ăn là một trong số đó.
Từ 9-12 tháng tuổi, bé sẽ dần nhạy cảm với các chuyển động của đồ vật. Bé sẽ suy nghĩ về chuyện gì sẽ xảy ra khi đồ vật rơi xuống hoặc biến mất. Ở trường hợp nâng cao hơn, trẻ sẽ muốn tìm hiểu khi ném đồ vật ra phía trước sẽ khác gì khi ném sang hai bên, hay với các cách cầm nắm khác nhau thì đồ vật sẽ bay xa hơn hay gần…
Với trường hợp trẻ từ 1-2 tuổi, bé sẽ ném đồ ăn vì nhiều lý do:
- Trẻ cảm thấy chán và muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ.
- Khi đang sơ hãi, bé sẽ ném thức ăn như một cách để phòng thân.
- Bé cảm thấy bối rối với những việc đang xảy ra.
- Có thể bé đang không thấy đói.
- Đơn giản hơn là vì bé thích ném thức ăn.
Không phải bố mẹ nào cũng có kinh nghiệm khi trẻ không hợp tác lúc ăn
Bố mẹ cần phải làm thế nào để xử lý khi trẻ ném đồ ăn?
Bố mẹ nên xử lý khi trẻ ném đồ ăn như thế nào mới hợp lý? Dưới đây là một vài bí quyết mà bố mẹ có thể tham khảo:
Quá nhiều đồ trên bàn ăn khiến bé mất tập trung:
Việc có quá nhiều đồ ăn trên bàn sẽ khiến bé dễ lúng túng vì không biết nên chọn món nào để chơi, kết quả là bé có thể cầm tất cả và ném đi.
Tránh để nhiều vật dụng trên bàn ăn của bé.
Cách khắc phục: Đặt thức ăn lên đĩa, bát sẽ khiến trẻ chú ý ngay đến những đồ vật quen thuộc như bát, đĩa và ngay lập tức sẽ chơi hoặc gặm, mút những đồ vật này. Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn thức ăn dặm một cách độc lập, bố mẹ nên đặt thức ăn trực tiếp trên bàn thay vì đặt trên khay, đĩa như thông thường. Nếu bạn lo lắng về vấn đề vệ sinh của khay ăn, hãy dọn dẹp bàn ăn trước và sau mỗi bữa ăn trước khi cho bé ăn.
Bé nghĩ thức ăn là đồ chơi:
Trong ngày đầu tiên tập ăn dặm, khi nhìn thấy những mảnh thức ăn có hình dạng và màu sắc khác nhau, trẻ sẽ lầm tưởng chúng là đồ chơi hoặc đồ vật mới và phải thông qua việc chơi và khám phá các “đồ vật” này. Trong một số trường hợp, bé cũng có thể “thử nghiệm” bằng cách cho thức ăn vào miệng (giống như bé vẫn cho đồ chơi vào miệng để nhai và ngậm), sau đó đưa miếng thức ăn ra mà không ăn.
Cách khắc phục: Khi bé cứ vứt đồ ăn đi làm đồ chơi, nhiều bậc cha mẹ có lẽ sẽ chỉ tức giận và yêu cầu bé chấm dứt ngay hành vi này kèm theo những lời la mắng. Tuy nhiên, tất cả những hành vi đó của trẻ: nếm, sờ, bóp, ném ... chỉ là đang khám phá các "đồ vật" mới là thức ăn, hoặc là thứ mà trẻ xem như một món đồ chơi và muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ, chỉ muốn bố mẹ chơi với bé. Bí quyết đơn giản nhất là “phớt lờ” bé hoặc giả vờ bận rộn với những công việc khác. Khi nhận thấy hành động ném thức ăn của mình không thu hút được sự chú ý, trẻ sẽ mất hứng và dần dừng lại.
Bé chưa rõ cách cầm nắm thức ăn:
Có thể bé cầm nắm đồ vật giỏi nhưng lại không biết cách cầm, nắm đồ ăn. Điều này rất bình thường, vì kết cấu của thức ăn hoàn toàn khác với độ mềm, cứng, trơn, góc cạnh ... của đồ chơi.
Cách khắc phục: Bố mẹ có thể bắt đầu bằng những thức ăn mà bé dễ cầm nắm như lát bánh mì, lát thịt, các loại củ ... (kích thước vừa vặn, phù hợp với kỹ năng bốc của trẻ: chiều dài bằng ngón tay và độ lớn bằng hai ngón tay chụm lại)
Kết luận
Có thể nói rằng, xử lý khi trẻ ném đồ ăn là một nghệ thuật và bố mẹ là những nghệ nhân đấy. Khi bố mẹ quá thoải mái thì con sẽ càng khó bảo hơn, còn khi bố mẹ quá nghiêm khắc thì sẽ tạo một tâm lý tiêu cực cho trẻ. Do đó, phụ huynh cần phải nghiên cứu thật kỹ và phải cẩn trọng với việc xử lý khi trẻ ném đồ ăn nhé! Ngaoì ra, việc sử dụng túi nhai chống hóc trong thời kỳ này cũng vô cùng quan trọng nvà cần thiết. Ba mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ bé ăn dặm bên dưới:
{{https://www.hipencilstore.com/products/tui-nhai-chong-hoc}}
{{https://www.hipencilstore.com/products/bo-chen-an-dam-hong-hac-flam}}
{{https://www.hipencilstore.com/products/bo-do-an-6-mon-1}}
Hầu hết trẻ sẽ dừng việc ném đồ ăn vào khoảng 2,5 tuổi. Rất khuyến khích các vị phụ huynh xem hành động ném thức ăn như là một cách để con giao tiếp và hay xem đó là một cơ hội để giáo dục bé một cách tích cực về các nguyên tắc, các hành vi đúng đắn, chắc chắn rằng bé sẽ nhanh chóng hợp tác với bố mẹ hơn đấy!
>>> Xem thêm:
Có bình luận trên bài viết “Xử lý như thế nào khi trẻ ném đồ ăn? Những nguyên nhân làm trẻ ném đồ ăn khiến bạn bất ngờ”